Xử lý tảo giáp trong ao nuôi mật độ cao

Xử lý tảo giáp trong ao nuôi mật độ cao

Tảo giáp trong ao nuôi tôm là một trong các loại tảo độc trong ao nuôi và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các động vật thủy sản và là một loại vi tảo dạng sợi.

Tảo giáp tồn tại dưới dạng tập đoàn gồm các sợi nhỏ chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi. Tảo giáp đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay, riêng đối với Tôm thì tảo giáp là một loại gây hại cho tôm nuôi.

Tác hại của tảo giáp

  • Làm cho tôm đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị bệnh đường ruột.
  • Vào ban đêm tảo làm cho lượng oxi trong nước giảm mạnh, điều này làm cho tôm thiếu oxi, lờ đờ hoặc thậm chí là chết.
  • Tảo giáp phân hủy tạo ra các chất khi độc hại trong ao nuôi như: NH3, NO2 ..
  • Khi xuất hiện Tảo giáp trong ao nuôi tôm với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao xuất hiện hiện tượng phát sáng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sống của tôm nuôi.
  • Vào những ngày nắng gắt chúng sẽ tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Và tôm khi ăn phải sẽ không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm sẽ bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong đường ruột.

Nhận biết có tảo giáp trong ao nuôi

  • Quan sát bằng kính hiển vi thì tảo giáp có màu nâu, giữa những phần có gai nhọn.
  • Quan sát bằng mắt thường nước ao nuôi tôm thường có màu nâu đỏ, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. pH giao động ngày đêm lớn.
  • Khi tảo giáp trong ao tôm phát triển với mật độ cao trong ao nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ.

Nguyên nhân xuất hiện tảo giáp trong ao tôm

  • Tảo giáp sống chủ yếu ở nước mặn, khoảng 10% sống trong nước ngọt. Và tảo giáp chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi, có hai roi khác nhau: một roi ngang và một roi dọc.
  • Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tảo giáp trong ao tôm là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng vi lượng.
  • Khi nền đáy ao quá bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo giáp này.

Xử lý tảo giáp trong ao nuôi

  • Bà con nên tránh lấy nước để nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ từ các nguồn nước lân cận
  • Nguồn nước khi cấp vào ao phải được qua xử lý trong ao lắng thật kỹ sau đó mới được cấp vào ao nuôi tôm.
  • Không thay nước ao nếu nguồn nước cận kề có hiện tượng tảo đang nở hoa
  • Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo
  • Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư, sử dụng vi sinh xử lý định kì tránh để nền đáy ao bẩn
  • Giảm ½ lượng cho ăn.
  • Đánh AV/AT của Hải Mã với liều Lượng 1lít/2000m3 sau 1 2 ngày đánh 1 lần nữa. Sau 48h dùng vi sinh Mỹ ABS với liều Lượng 250g/2.000- 3.000m3 cho ao nuôi mật độ dày.

Ưu điểm Vượt trội của AV/AT

Theo một số nghiên cứu của Masuda và Boy (1983), Huỳnh Văn Giang (Đại học Cần Thơ) tổng kết thì các chelate đồng là 1 dạng phức hợp của đồng có hiệu quả hơn so với CuSO4 mà không gây độc cho tôm cá vì nó phóng thích Cu 2 + chậm hơn. Thành phần này có khả năng ức chế sự phát triển của các cá thể nấm trong ao. Ngoài ra, nó còn tác dụng ức chế sự quang hợp và phát triển của một số loài tảo độc

AV/AT chuyên diệt nấm độc , tảo độc trong ao có thành phần chính là các chelate đồng.

  • Không gây độc tố, không sốc tôm.
  • Không Tồn lưu lại môi truờng.
  • Hiệu quả càng mạnh khi PH Và kiềm cao.

Hotline: 0911 988 000 – 0915 671 929.

 263 Lượt xem,  1 Hôm nay

HOTLINE