Gan tụy là cơ quan lớn nhất, cũng là một trong những bộ phận thường dễ mắc bệnh ở tôm. Là một cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: Chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, chức năng giải độc – tạo máu và miễn dịch, chúng đều liên quan mật thiết đến bài tiết của tôm cũng như thời gian lột xác,..Trong những năm gần đây gan tôm bị nhiễm độc thường hay gặp trong những ao nuôi thâm canh mật độ cao đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành côn nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Chất lượng thức ăn: Cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thức ăn bị nấm mốc hoặc có thành phần dinh dưỡng thiếu cân đối giữa các nhóm chất như vitamin, chất béo, protein… dễ khiến gan bị viêm, phù nề, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm. Khi kết hợp với các tác nhân từ môi trường sống sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Do vi khuẩn: Các loại vi sinh vật có trong nước – môi trường sống của tôm – cũng là một trong những nguyên nhân khiến gan tôm bị nhiễm độc. 3 loại vibrio (vi khuẩn gram âm) V. alginolyticus, V. vulnificus và V. parahaemolyticus (tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan – tụy) là tác nhân chính gây nên bệnh gan ở tôm.
Do môi trường: Trong quá trình nuôi cũng cần theo dõi sát sao chất lượng nước trong đầm tôm để phát hiện kịp thời sự sinh sôi của các loại tảo, rêu, mốc vì chúng là nguồn độc tố nguy hiểm gây rối loạn chức năng gan.
Do con giống: Nguyên nhân này có thể là do sơ suất trong khâu chọn giống. Nếu chọn giống tôm kém chất lượng, yếu ớt sẽ ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng. Ngoài ra việc bổ sung các loại thực phẩm tăng cường chức năng gan kém chất lượng, liều lượng không phù hợp cũng có thể gây ra gan nhiễm độc.
Biểu hiện tôm bị nhiễm độc gan
- Màu sắc thân bị biến đổi: màu nhợt nhạt xuất hiện ở giống tôm thẻ, màu đỏ sẫm/ nâu sẫm ở giống tôm sú
- Vỏ bị óp, mềm
- Tôm kém ăn, bỏ ăn
- Tôm còi cọc, chậm lớn
- Đi phân trắng
- Đường ruột trống rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt khúc
- Màu sắc gan, tụy nhợt nhạt (hoặc màu nâu sẫm, đen)
- Gan teo nhỏ lại, chai cứng, khó vỡ nếu bóp phần gan bằng ngón trỏ và ngón cái
- Tôm yếu dần, có xu hướng bơi tấp vào mé
- Tôm chết rải rác hoặc hàng loạt và chìm xuống đáy ao
Cách xử lý tôm bị gan nhiễm độc
- Bảo quản thức ăn đúng cách nhằm ngăn ngừa nấm mốc;
- Điều chỉnh chất lượng nước phù hợp cho sự phát triển của tôm, luôn luôn quan tâm về sự thay đổi của độ mặn, thường xuyên loại bỏ chất thải, tảo và vi sinh vật có hại trong nước.
- Cho ăn hợp lý, vừa phải.
- Sử dụng kháng sinh sinh học One One/EnRo trộn cho tôm ăn để phòng và trị gan, kết hợp với Maxvita/ top-888 để giải độc gan, tăng sức đề kháng cho tôm
Ưu điểm vượt trội của sản phẩm One One/EnRo
- Có mã số tiếp nhận, hợp quy, sản phẩm không có chất cấm tho quy định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, đảm bảo khi test kiểm kháng sinh.
- Dùng liên tục không ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của tôm.
- Có astaxanthin tạo kháng thể, tăng sức đề kháng, chống chọi với môi trường.
- Giữ đầu con, màu sắc gan bóng đẹp , đường ruột to đều, tăng sức đề kháng giúp tôm mau lớn giảm hệ số thức ăn.
Người viết: Vũ Thị Thuý.