Xử lý hiện tượng tôm rớt cục thịt trong các ao nuôi mật độ cao

hiện tượng tôm rớt cục thịt

Tôm là một trong các loài giáp xác hay nói cách khác, trong vòng đời của chúng sẽ phải lột xác thường xuyên để tăng trưởng. Do đó, quá trình này rất quan trọng với các loài tôm, bà con khi nuôi trồng cần lưu ý. Tôm muốn lột xác được thì bắt buộc phải ăn đủ sức, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, huy động calcium máu từ nguồn gan tụy.

Tôm thường lột xác vào buổi tối khoảng 22h-2h, đối với tôm thẻ thì ngày nào cũng lột vì ăn đủ sức là tôm lột, nhưng lột tập trung vào những ngày giữa tháng (13,14,15) và những ngày cuối tháng (29,30,1) khi vào những ngày này tôm đang lột xác có thể giảm ăn vì trước đó chúng đã ăn bù cho những ngày lột xác, sau khi lột xác chúng mới bắt đầu ăn lại, trong giai đoạn này chúng ta phải bổ sung khoáng đầy đủ để tôm hấp thụ làm cứng vỏ nhanh.

Hiện tượng tôm rớt cục thịt

Thường xảy ra ở ao bạt giai đoạn tôm thịt khoảng sau 2 tháng nuôi đến gần thu hoạch. Ở một số ao nuôi mật độ cao có thể xảy ra sớm hơn, chỉ 1,5 tháng nuôi. Mỗi đêm, tôm có thể rớt đáy từ 5 – 10 kg cho đến vài chục kg, thậm chí một số ao tôm có thể chết đến cả tấn. Đa số tôm chết còn tươi mềm, phần đầu và các phần phụ như râu, chân bò, chân bơi, đuôi đã bị các con tôm khỏe rỉa ăn trông gọn gẽ nên người nuôi còn gọi là “chết cục thịt”.

Nguyên nhân tôm lột xác dính chân, dính đuôi, rớt đáy

  • Tôm bị nấm khi lột sẽ dính chân, dính đuôi và chết
  • Tôm thiếu dinh dưỡng, khoáng chất, sức khỏe yếu khi lột gặp điều kiện môi trường bất lợi khí độc tăng cao: H2S, NH3, NO2 làm giảm khả năng thẩm thấu, hấp thụ khoáng nên tôm không làm vỏ mới được và bị chết.
  • Do khí độc NO2, khi vừa mới lột xong tôm rất yếu, NO2 ngay lập tức bám vào mang tôm khiến tôm không hô hấp được dẫn đến chết khi chưa làm vỏ kịp.
  • Do nuôi mật độ dày, khi tôm vừa lột cơ thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì con này đâm con kia dẫn đến chết.
  • Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi.
  • Do thiếu oxy, trong quá trình lột tôm rất cần oxy để hô hấp, nếu lột rộ mà không đảm bảo oxy đầy đủ thì tôm rất dễ chết.
  • Tỷ lệ khoáng không hợp lý, pH và độ kiềm thấp. Thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa, sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm, thậm chí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải tạo tốt từ ban đầu.

Cách xử lý tôm rớt cục thịt

Quản lý môi trường khí độc NO2, NH3

  • Thường xuyên bổ sung men vi sinh mỹ ABS của Hải Mã định kì cho ao nuôi để phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao nuôi làm sạch nước, giảm khí độc NH3,NO2 trong ao
  • Thiết kế ao đìa sao cho khi quạt chất thải tự động gom về hố xiphon.
  • Thay nước trong khả năng có thể.
  • Bị nấm dùng diệt khuẩn AT/AV

Bổ sung dinh dưỡng cho tôm

Dùng khoáng Bin-888/ Bin của Hải Mã đánh với liều lượng 1 lít/1000 m3 kết hợp trộn bổ sung Bin-888 cho tôm ăn với liều lượng 5ml/kg thức ăn để xử lý hiệu quả trường hợp tôm bị rớt cục thịt.

Ưu điểm vượt trội của Bin-888/Bin

  • Là tinh khoáng, siêu tăng trọng giúp tôm mau lớn, khỏe mạnh
  • Có Asxanthin giúp chống sốc, tăng sắc tố cho tôm
  • Kích tích tôm lôt xác mau cứng vỏ, thấy rõ hiệu quả trong các trường hợp khẩn cấp
  • Bổ gan, giúp tôm màu sắc bóng đẹp

Cách dùng: Trộn cho ăn và đánh trực tiếp xuống ao.

Hotline: 0911 988 000 – 0915 671 929.

Người viết: Vũ Thị Thúy.

Loading

HOTLINE